Định hướng nghề cho một số ngành trong khối ngành Kĩ thuật

line
Khối ngành kĩ thuật trong những năm gần đây luôn có sự gia tăng về số lượng thí sinh đăng ký dự thi, năm 2011, lượng thí sinh đăng ký dự thi khối ngành kĩ thuật cơ khí tăng gấp 1,5 lần so với năm 2009. Tuy nhiên, lượng hồ sơ đăng ký dự thi các ngành trong khối ngành này vẫn là thấp so với các khối ngành khác. Tỉ lệ chọi các ngành trong khối ngành kĩ thuật cũng không cao, năm 2011, tỉ lệ chọi cao nhất của khối ngành này là 1/8 (ĐH Công nghiệp Hà Nội), các trường thuộc “top” trên của khối ngành này cũng có tỉ lệ chọi chỉ ở mức1/4. Mức điểm chuẩn các ngành cũng ở mức thấp và ổn định trong các năm gần đây, hầu hết các trường đều lấy dưới 20 điểm. Khối ngành kĩ thuật có nhiều ngành/chuyên ngành rất đa dạng, dưới đây là định hướng nghề nghiệp của một số ngành/chuyên ngành của một số ngành nổi bật.1. Kĩ thuật cơ khí.Thời gian đào tạo 5 năm, ra trường sinh viên được cấp bằng kĩ sư (nếu lựa chọn chương trình cử nhân 4 năm, ra trường sinh viên được cấp bằng cử nhân kĩ thuật). Ngành kĩ thuật có khí bao gồm nhiều chuyên ngành như Cơ khí chính xác và quang học; Gia công áp lực; Công nghệ hàn; … Tùy theo từng trường mà có mức điểm chuẩn cho ngành hoặc chuyên ngành theo tên chuyên ngành trường đào tạo.Tùy theo các chuyên ngành cụ thể mà sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu theo từng lĩnh vực và có cơ hội việc làm ở những vị trí khác nhau, nhưng về cơ bản chương trình đào tạo kỹ sư cơ khí trang bị kiến thức và kỹ năng về gia công, chế tạo, chế biến các sản phẩm cơ khí đạt chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao; có năng lực giải quyết những vấn đề về kỹ thuật cơ khí, thiết kế và điều hành sản xuất trong lĩnh vực gia công cơ khí, kể cả những công nghệ mới và các lĩnh vực khác có liên quan như thiết kế kỹ thuật, công nghệ, lắp đặt, vận hành trong các hệ thống sản xuất của ngành cơ khí chế tạo và các ngành công nghiệp khác có sử dụng máy móc, thiết bị; ứng dụng các kiến thức về công nghệ thông tin, cơ khí, điện, điện tử để giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các hệ thống máy móc thiết bị cơ điện tử trong các quy trình sản xuất và chế tạo của các nhà máy, xí nghiệp...Kỹ sư ngành cơ khí có thể thiết kế và sản xuất các sản phẩm truyền thống hoặc công nghệ cao. Những vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp như: điều hành sản xuất và bảo trì nhà máy, máy móc thiết bị; phân tích lựa chọn công nghệ; nghiên cứu và đào tạo cũng như trong kinh doanh, lập kế hoạch, quản lý, điều hành các dự án kỹ thuật và cho các công ty; Có thể làm việc tại các cơ quan trong và ngoài nước, các công ty, tổng công ty về lĩnh vực cơ khí; tham gia nghiên cứu và giảng dạy về chuyên ngành đào tạo tại các viện nghiên cứu, các trường ĐH,CĐ, TCCN có đào tạo chuyên ngành tương ứng; các phòng chức năng, cơ quan, phòng bảo lưu, vận hành (có liên quan đến cơ khí) tại tất cả các công ty, xí nghiệp trên toàn quốc….2. Kĩ thuật điện, điện tửNgành kĩ thuật điện, điện tử bao gồm các chuyên ngành như: Hệ thống điện; Thiết bị điện, điện tử… Hệ kĩ sư có thời gian đào tạo 5 năm (10 học kỳ). Sinh viên được trang bị các kiến thức chung nền tảng và các kiến thức chuyên sâu theo chuyên ngành, đặc biệt, sinh viên học ngành này yêu cầu phải thực tập, thực hành nhiều để làm quen với ngành/nghề.Sau khi ra trường, Kỹ sư ngành điện - điện tử có thể làm việc tại công ty điện lực, các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về qui hoạch mạng điện. Kỹ sư ngành điện - điện tử còn có thể tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện tại tất cả công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao.Ngoài ra, kỹ sư điện - điện tử có thể làm việc cho ngành bưu chính viễn thông, Tổng cục Điện tử VN và các công ty trực thuộc... Đối với SV hệ CĐ, học sinh các trường THCN và CNKT (một số trường ĐH cũng đào tạo ngành điện - điện tử ở bậc CĐ, THCN và CNKT) có thể làm việc với vai trò là người trực tiếp lao động, vận hành trong tất cả lĩnh vực trên hoặc cũng có thể tham gia thiết kế, tư vấn việc sử dụng điện và các thiết bị điện tử cho các công trình vừa và nhỏ.

3. Kĩ thuật điện tử, truyền thông.Ngành điện tử, truyền thông (điện tử - viễn thông) bao gồm các chuyên ngành như: điện tử viễn thông, điện tử y sinh, quản trị viễn thông, kĩ thuật điều khiển…Sinh viên hệ kỹ sư được trang bị các kiến thức chung, các kiến thức cơ bản về ngành như: Kĩ thuật điện – Kĩ thuật nhiệt – lập trình….các kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành.Sinh viên khi hoàn thành chương trình kĩ sư điện tử, truyền thông có thể công tác tại các cơ sở chuyên ngành về viễn thông, phát thanh truyền hình, các công ty liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, sản xuất hoặc thiết kế giải pháp cho hệ thống viễn thông, internet, các trung tâm tính toán, cơ sở bảo trì bảo hành các thiết bị tin học viễn thông.4. Kiến trúc công trình.Thời gian đào tạo kiến trúc sư công trinh: 5 nămKiến trúc sư công trình được trang bị những kiến thức cơ bản rộng, kiến thức chuyên môn cần thiết, có khả năng thiết kế, giám sát xây dựng, tham gia quản lý, thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp nhằm phục vụ các nhu cầu đa dạng của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tiến tới hội nhập với khu vực và quốc tế.Sau khi tốt nghiệp, kiến trúc sư công trình có khả năng thiết kế kiến trúc, quy hoạch đô thị, quản lý xây dựng, giám sát thi công các công trình xây dựng,… Sau khi tốt nghiệp, kiến trúc sư công trình có thể làm việc tại các công ty tư vấn xây dựng, các cơ quan quản lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và các cơ sở đào tạo.

5. Kĩ thuật công trình xây dựng.Thời gian đào tạo: 5 nămNgành kĩ thuật công trình xây dựng bao gồm các chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Xây dựng công trình ngầm đô thị; hệ thống kĩ thuật trong công trình;…Sinh viên được trang bị các kiến thức chung, kiến thức cơ sở ngành và các kiến thức chuyên ngành cụ thể.Sau khi tốt nghiệp, người kỹ sư ngành Kỹ thuật công trình xây dựng có thể làm việc trong các doanh nghiệp thuộc công nghiệp xây dựng như các công ty tư vấn, các công ty xây lắp, các tổ chức quản lý đầu tư xây dựng, các cơ sở nghiên cứu và quản lý khoa học công nghệ xây dựng, các cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân trong lĩnh vực xây dựng công trình.

6. Kĩ thuật môi trường/ công nghệ môi trường.Thời gian đào tạo: hệ cử nhân 4 năm/ hệ kĩ sư 5 năm.Ngành kĩ thuật môi trường/ Công nghệ Kỹ thuật Môi trường là ngành học về các phương thức quản lý và các kỹ thuật, quy trình, công nghệ xử lý các chất thải rắn, lỏng và khí từ các nguồn: sinh hoạt và công nghiệp,... để tránh ô nhiễm cho môi trường và đảm bảo phát triển bền vững.Đây là một chuyên ngành khá mới mẻ, có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh - lý - hoá học.Ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan như: Sở Địa chính; Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; các trung tâm bảo vệ môi trường; phòng Quản lý môi trường ở các cấp; Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất; các cơ quan quy hoạch, khai thác thuỷ hải sản. Đấy là chưa kể đến một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm; các công ty cấp nước, các nhà máy xử lý nước, các công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp Tại đây, công việc của các kỹ sư CNMT sẽ tuỳ theo quy mô và chiến lược đầu tư của từng doanh nghiệp.

Theo dienan.hocmai.vn
Góp ý