A. Diễn tả chung:Ngành dịch vụ - giải trí là ngành không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng nó chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Ở các nước phát triển, ngành dịch vụ chiếm trên 70 % GDP (tổng sản phẩm quốc nội), trên 50 % ở các nước đang phát triển, trung bình quy luật chung là 45%, ở Việt Nam, ngành dịch vụ mới chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 35% GDP.
Cơ cấu các ngành dịch vụ hết sức phức tạp. Ở nhiều nước, người ta chia ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm:
- Các dịch vụ kinh doanh: gồm vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp
- Các dịch vụ tiêu dùng: gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế, giáo dục, thể dục thể thao)
- Các dịch vụ công: gồm các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể
Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, ngành dịch vụ - giải trí ở đây chủ yếu đề cập đến lĩnh vực du lịch đây là một trong những ngành dịch vụ được chú ý nhất hiện nay, phát triển sôi nổi, mạnh mẽ ở cả hai lĩnh vực: Lữ hành và Nhà hàng - khách sạn. Hiện nay, các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và quy mô nhằm đáp nhu cầu hưởng thụ và giải trí của xã hội ngày càng cao, chính là một hứa hẹn lớn đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Theo học chuyên ngành du lịch bạn được trang bị những kiến thức chung về khối Khoa học cơ bản - Sinh thái học - Kinh tế học - Cơ sở văn hóa Việt Nam - Địa lý kinh tế xã hội thế giới - Tiến trình lịch sử Việt Nam - Toàn cho khoa học xã hội và nhân văn…, có các kiến thức cơ bản dành cho ngành: Maketing du lịch - Quản trị kinh doanh khách sạn - Quản trị kinh doanh lữ hành - Ngiệp vụ khách sạn - Hướng dẫn du lịch Việt Nam - Du lịch quốc tế… Bên cạnh đó, sinh viên ngành này còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch (Văn học Việt Nam - Hán Nôm du lịch - Phát triển du lịch bền vững - Quy hoạch du lịch…). Tốt nghiệp ra trường sinh viên ngành này có khả năng giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam với du khách quốc tế, tổ chức được các hoạt động văn hóa kinh doanh phục vụ cho du lịch, hướng dẫn viên du lịch…
Sau khi tốt nghiệp bạn có rất nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, công ty lữ hành - du lịch trên mọi miền của tổ quốc, dưới vai trò người quản lý, điều hành hoặc hướng dẫn viên, công tác quản lý khách sạn - nhà hàng.
B. Phẩm chất và năng lực:
• Hướng ngoại, nhiệt huyết, năng động
• Giao tiếp khéo léo, lịch thiệp, có khả năng ứng xử
• Tự tin, có hiểu biết rộng, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, du lịch
• Yêu thiên nhiên, môi trường
• Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc
• Thích đi đây đó, tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau
• Giỏi ngoại ngữ
C. Ngành nghề:
• Hướng dẫn du lịch, quản trị khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ giải trí
• Các ngành nghề liên quan: Thể thao, dịch vụ xã hội, công tác xã hội, văn hóa, tuyên truyền
Hướng dẫn viên Du lịch:

Văn hóa Du lịch:Đào tạo sinh viên ngành Hướng dẫn du lịch có kiến thức chung dành cho sính viên khối Khoa học Tự nhiên, Khoa học Nhân văn: Xác suất thống kê - Lịch sử kinh tế - Lịch sử học thuyết kinh tế - Địa lý du lịch - Sinh thái học - Dân tộc học - Giáo dục học - Xã hội học - Mỹ học… mà còn được học các kiến thức cơ bản về chuyên ngành: Hướng dẫn du lịch Việt Nam - Di sản kiến trúc mỹ thuật Việt Nam - Phơng tục tập quán lễ hội - Bảo vệ môi trườngdu lịch - Quản trị kinh doanh lữ hành - Du lịch quốc tế…, được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Tuyến điểm du lịch - Tổng quan du lịch - Tâm lý học du lịch - Quản trị kinh doanh du lịch… Khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng làm hướng dẫn viên du lịch, nhà quản trị du lịch…
Ngành Văn hóa du lịch trang bị cho sinh viên kiến thức chung về khối Khoa học cơ bản, cùng với kiến thức cơ bản dành cho ngành, đồng thời sinh viên ngành này còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Tổng quan du lịch - Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch - Du lịch di tích lịch sử văn hóa - Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch - Du lịch và Kinh doanh du lịch… để sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm hướng dẫn viên du lịch, nghiên cứu phát triển du lịch…
Kinh tế du lịch:
Chuyên ngành kinh tế du lịch trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản như: Tổng quan về du lịch (quá trình hình thành và phát triển ngành Kinh tế du lịch, các khái niệm về du lịch, các loại hình và các lĩnh vực kinh doanh du lịch). Các điều kiện để phát triển ngành Kinh tế du lịch (chất lượng lao động, cơ sở vật chất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh du lịch). Quy hoạch phát triển du lịch, tổ chức và quản lý ngành du lịch. Giới thiệu các quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển ngành Kinh tế du lịch Việt Nam.
Quản trị chế biến món ăn:
(Bao gồm những ngành sau: Quản trị chế biến món ăn, Quản trị chế biến sản phẩm ăn uống, Quản trị nhà bếp và Nghệ thuật nấu ăn, Kĩ thuật chế biến món ăn.)
Theo học chuyên ngành quản trị chế biến món ăn, học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, công nghệ thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như kiến thức về du lịch, khách sạn, nhà hàng, kinh tế và quản trị kinh doanh, cùng các kiến thức chuyên ngành khác như: Kỹ thuật sơ chế nguyên liệu; kỹ thuật cắt, thái, tỉ hoa trang trí và trình bày món ăn, phối hợp nguyên liệu, gia vị; phương pháp làm chín món ăn; kỹ thuật chế biến nước dùng, xốt, súp; kỹ thuạt chế biến bánh và các món ăn tráng miệng. Có khả năng thực hiện quy trình chế biến các món ăn Âu, Á, món ăn Việt Nam, món ăn chay, đồ ăn tráng miệng, các loại bánh; biết trang bị, trình bày các loại đồ ăn nóng, nguội; Biết tổ chức điều hành một ca làm việc, xử lý tình huống nghiệp vụ, kỹ thuật cơ bản trong chế biến món ăn. Nắm vững mối quan hệ của bộ phận bếp với các bộ phận khác trong nhà hàng và cơ sở lưu trú du lịch. Có kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, thương phẩm hàng thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, phương pháp xây dựng thực đơn, tính toán khẩu phần ăn uống, văn hoá ẩm thực và giao tiếp tiếng Anh cơ bản theo yêu cầu công việc...
Quản trị Du lịch Khách sạn - Nhà hàng:
(Bao gồm những ngành sau: Quản trị Du lịch Khách sạn - Nhà hàng, Quản trị du lịch, Quản trị Resort Centre quốc tế, Quản trị lữ hành, QTKD Nhà hàng Khách sạn, Quản trị doanh nghiệp du lịch, QTKD du lịch, QTKD khách sạn nhà hàng, QT Kinh doanh du lịch và khách sạn, QTKD lữ hành.)
Chương trình cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực tiễn cần thiết cho công tác quản lý công ty du lịch, khách sạn-nhà hàng. Chương trình còn giúp sinh viên có khả năng quy hoạch phát triển, lập chính sách và quản lý Nhà nước về du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nhà trường cũng chú trọng giúp sinh viên kỹ năng truyền thông hiệu quả và chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ giúp sinh viên thành thạo trong giao tiếp hàng ngày và trong nghiệp vụ chuyên môn.
Sinh viên sau khi ra trường sẽ có thể làm việc trong các công ty du lịch trong và ngoài nước cũng như các lĩnh vực có liên quan như: Tổ chức sự kiện; Cruise; hội nghị, hội thảo; Khách sạn, nhà hàng; Cơ quan nghiên cứu, quy hoạch, phát triển du lịch, cơ sở đào tạo về du lịch trong và ngoài nước; Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương….
Sinh viên cũng có thể làm việc trong các bộ phận quan trọng như: quản lý hành chánh, quản lý nhân lực, quản lý tài chánh, tiếp thị, …trong các KS-NH cao cấp hoặc trở thành cán bộ nghiên cứu và quản lý, xúc tiến, phát triển… tại các cơ quan nghiên cứu, quản lý Nhà nước về du lịch ở trong và ngoài nước.
Theo Tuyensinhhanoi.edu.vn