Trường Đại học Văn Hiến kết hợp với Sở Lao động Thương binh và xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Cung-Cầu lao động chất lượng cao cho thị trường các nước Đông Á: thách thức & giải pháp đối với Tp.HCM”, với mục tiêu tìm ra những phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng lao động của các quốc gia tại thị trường Đông Á.
Với nhiều nét tương đồng về các giá trị văn hóa, đồng thời cũng là thị trường với nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực Châu Á. Đông Á luôn được đánh giá là một thị trường lao động tiềm năng với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, và có sức hút lớn đối với không chỉ riêng Việt Nam mà với nhiều quốc giá Châu Á khác. Sự bùng nổ của nền kinh tế chuyển đổi số cùng những khó khăn kéo dài do khủng hoàng kinh tế sau đại dịch Covid-19, khiến sự cạnh tranh về cung cầu thị trường lao động tại các quốc gia Đông Á ngày càng gia tăng. Đây vừa là cơ hội cũng là thách thức đặt ra đối với lực lượng lao động tại Việt Nam và cụ thể là tại Thành phố Hồ Chí Minh, cần thiết phải có những định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu và tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Đông Á.
Hội thảo chính thức diễn ra vào 13h00 ngày 29/06/2022 tại tại Khách sạn Majestic - TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện này cũng đồng thời nằm trong chuỗi hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Trường Đại học Văn Hiến, là kết quả của sự hợp tác trong khoa học giữa hai đơn vị Trường Đại học Văn Hiến và Sở Lao động Thương binh và xã hội TP. Hồ Chí Minh, mong muốn đem lại một diễn đàn khoa học hữu ích nhằm nhận diện và tìm ra phương hướng thúc đẩy các hoạt động phát triển nguồn nhân lực cho Thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng kịp thời những biến động về cung cầu lao động của thị trường các quốc gia Đông Á.
Hội thảo diễn ra vào 13h00 ngày 29/06/2022 tại tại Khách sạn Majestic - TP. Hồ Chí Minh với gần 200 khách mời.
Hội thảo đã nhận được sự đóng góp bài viết tích cực từ hơn 70 tác giả là các chuyên gia, giảng viên của 19 trường đại học & viện nghiên cứu (trong nước & quốc tế), 7 doanh nghiệp đến từ các quốc gia, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, gần 20 doanh nghiệp trong nước có hoạt động thương mại với thị trường các nước Đông Á và các lãnh sự quán
Hội thảo đã lựa chọn được 42 bài viết đăng tải trong cuốn Kỷ yếu của Hội thảo xuất bản, trong đó 4 vấn đề quan trọng sẽ được tập trung thảo luận:
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động các quốc gia Đông Á
- Cung - cầu nguồn nhân lực chất lượng cao đối với nền kinh tế chuyển đổi số
- Phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP. HCM
Tại buổi Hội thảo, Thạc sĩ Phạm Anh Thắng - Phó Chánh văn phòng Bộ trưởng, Đai diện Văn phòng Bộ lao động, thương binh & xã hội tại phía Nam đã có phát biểu về chuỗi cung ứng lao động sau đại dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển cụ thể cho thành phố nói riêng và cả nước nói chung trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19 (Solutions for sustainable development of labor supply chain post-covid in HCM).
Thạc sĩ Phạm Anh Thắng - Phó Chánh văn phòng Bộ trưởng, Đai diện Văn phòng Bộ lao động, thương binh & xã hội tại phía Nam đã có phát biểu về các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng lao động sau đại dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp nối chương trình, Tiến sĩ Từ Minh Thiện - Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến đã báo cáo với chuyên đề tham luận “Nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao từ góc nhìn Trường Đại học“ (Supplying high-quality human resources: A perspective from the University). Theo TS. Từ Minh Thiện, “Phải ứng dụng chuyển đổi số trong dạy và học ở bậc đại học, trong đó trí tuệ nhân tạo là yếu tố cốt lõi, được định hướng phát triển theo hướng liên ngành, đa ngành và xuyên ngành. Xây dựng hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo bao gồm các thành phần chủ yếu: nhân lực, tổ chức, nghiên cứu và phát triển, xây dựng các trung tâm vườn ươm và thu hút đầu tư, các chính sách và hành lang pháp lý của Chính phủ và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo của các trường đại học”, cùng gần 10 giải pháp khác.

Tiến sĩ Từ Minh Thiện - Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến với chuyên đề tham luận “Nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao từ góc nhìn Trường Đại học“ (Supplying high-quality human resources: A perspective from the University).
Sau phần báo cáo chuyên sâu của các diễn giả, chương trình tiếp tục với phần tọa đàm các vấn đề trọng tâm của Hội thảo, với sự tham dự của các vị chuyên gia và diễn giả. Tại cuộc tọa đàm, các diễn giả tập trung vào việc thảo luận các nội dung về việc định hướng giải pháp cũng như cách thức thực thi nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực: nhận diện cơ hội, thách thức và các vấn đề nhân lực trong thời kỳ hậu Covid-19; tập trung các giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp, địa phương; ứng dụng công nghệ mới; định hướng và phát triển nguồn nhân lực nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu chất lượng cao cho thị trường các nước Đông Á, với các giải pháp trọng tâm hướng đến Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh.
Phần tọa đàm tại chương trình đề cập đến các vấn đề trọng tâm của Hội thảo, với sự tham dự của các vị chuyên gia và diễn giả.
Hội thảo còn đón nhận nhiều ý kiến phát biểu cũng như những quan điểm và sáng kiến đến từ các trường Đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

TS. Từ Minh Thiện chụp hình lưu niệm cuối chương trình cùng các diễn giả, Quý khách mời và các Anh/Chị phóng viên báo chí, báo đài.
Hội thảo kết thúc thành công tốt đẹp vào 17h30 cùng ngày.
--------------
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Tiến sĩ Lê Lan Hương – Giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Sài Gòn và chuyên đề: Cải cách quy hoạch nguồn nhân lực ở Hàn Quốc: Hàm ý đối với thành phố Hồ Chí Minh (Human resource planning reforms in South Korea: Implications for Ho Chi Minh city).
PGS. TS Lưu Ngọc Trịnh - Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện hàn lâm KHXH Việt Nam với chuyên đề tham luận: Xuất khẩu lao động sang Nhật Bản và việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Vietnam’s labour exportation to Japan and improving labour quality).
Tiến sĩ Trần Anh Dũng - Trưởng khoa khoa Kinh tế - Quản trị, Trường ĐH Văn Hiến cùng chủ đề báo cáo “Đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo – thách thức và các giải pháp về vấn đề lao động đối với các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đại dịch Covid-19” (Technological innovation and innovation challenges and solutions on labor issues for businesses in Ho Chi Minh City in the context of the covid 19 pandemic).
Tiến sĩ Tô Đình Tuân – Tổng biên tập Báo Người Lao động nêu ra các giải pháp tạo nguồn cung lao động chất lượng cao (Solutions for producing supply of high-quality labor).
PGS. TS Nguyễn Minh Đức – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến tặng hoa cảm ơn và chụp hình lưu niệm cùng các vị diễn giả tham dự chương trình.
PGS. TS Nguyễn Minh Đức – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến tặng hoa cảm ơn đến các doanh nghiệp đồng hành chương trình.
PGS. TS Nguyễn Minh Đức – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến tặng hoa cảm ơn đến Báo Người Lao động – đơn vị bảo hộ truyền thông chương trình.